Mail congtycophanbianada@gmail.com; baobinada.nd@gmail.com
Location Số 3 đường Thái Bình, phường Quang Trung, TP Nam Định, Tỉnh Nam Định

Quy chế thực hiện dân chủ

Quy chế thực hiện dân chủ

Quy chế thực hiện dân chủ

30/09/24
"

CÔNG TY CỔ PHẦN BIA NADA                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  Số: 02/QĐ-CT                                                                                                                                                                                                                    Nam Định, ngày 01 tháng 01 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành quy chế thực hiện dân chủ tại Công ty Cổ phần Bia NaDa

-   Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của nước Cộng hòa

      Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

       -    Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

-   Căn cứ Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ ban hành về
      Quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân
      chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

-  Căn cứ Điều lệ Công ty cổ phần bia NADA đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua ngày 2/4/2011.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.  Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế thực hiện dân chủ tại Công ty cổ phần bia NaDa” ;

       Điều 2.  Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3.  Ban giám đốc Công ty, giám đốc Nhà máy Đồ uống NaDa, giám đốc Xí nghiệp Dịch vụ - Bao bì, trưởng các Phòng, Ban, quản đốc Phân xưởng, Người lao động Công ty có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

                                                                                       GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Nơi nhận:                                                                                                 

- Như Điều 3;

- HĐQT; BKS;

- BCH Công đoàn;

- Lưu: VP. 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN BIA NADA                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………………

                                                                                      Nam Định, ngày 01 tháng 01 năm 2015

 

   QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ

                                              TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA NADA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-CT ngày 01/01/2015 của Giám đốc CÔNG TY CỔ PHẦN BIA NADA)

                                        Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1.  Quy chế này quy định việc thực hiện dân chủ tại Công ty cổ phần Bia NaDa - (sau đây gọi là Công ty).

2.  Đối tượng áp dụng của Quy chế này là Giám đốc Công ty (sau đây gọi là
Người sử dụng lao động), Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty, Ban Chấp    hành Công đoàn cơ sở, Người lao động trong Công ty.

     Điều 2. Mục đích thực hiện dân chủ trong Công ty

1.  Tạo điều kiện để Người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của Người lao động.

2.  Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của Người sử dụng lao động đối với Người lao động; tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của Công ty hoạt động theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện quyền dân chủ cho Người lao động.

3.  Thiết lập mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, góp phần ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

      Điều 3. Quyền, nghĩa vụ của Người sử dụng lao động và Người lao động

1.  Người sử dụng lao động và Người lao động trong Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, chấp hành các nội quy, quy        chế của Công ty và các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quyền,         nghĩa vụ của Người sử dụng lao động và Người lao động.

2.  Người lao động có quyền tham gia giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách         có liên quan đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng và nghĩa vụ của mình theo quy    định của pháp luật.

3.  Người lao động có quyền gia nhập các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức       xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn Công ty trong phát huy dân chủ của Người lao động

1.  Công đoàn Công ty là tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Người        lao động và tập thể Người lao động, có trách nhiệm tổ chức để Người lao động        thực hiện quyền được biết, được tham gia, được kiểm tra, giám sát và được quyết    định những vấn đề trực tiếp liên quan đến Người lao động.

2.  Chủ tịch Công đoàn Công ty hoặc người do Ban Chấp hành Công đoàn Công ty ủy quyền được mời dự họp Đại hội đồng cổ đông Công ty và được tham gia ý kiến về vấn đề liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể Người lao    động trong Công ty.

          Điều 5. Nguyên tắc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại Công ty

1.  Người sử dụng lao động phải tôn trọng, bảo đảm các quyền dân chủ của Người lao động tại Công ty; quyền dân chủ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật thông qua Quy chế dân chủ của Công ty.

2.  Công ty xây dựng và thực hiện công khai, minh bạch Quy chế dân chủ tại Công ty nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Người lao động, Người sử dụng lao động và Nhà nước.

     Điều 6. Những hành vi cấm khi thực hiện dân chủ tại Công ty

1.  Thực hiện trái các quy định của pháp luật.

2.  Xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước.

3.  Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động.

4.  Trù dập, phân biệt đối xử với người tham gia đối thoại, người khiếu nại, tố cáo.

Chương II

NỘI DUNG QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CÔNG TY

Điều 7. Nội dung Người sử dụng lao động phải công khai

1.  Kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, phòng, ban, phân xưởng và các tổ sản xuất.

2.  Các nội quy, quy chế, quy định của Công ty.

a.  Nội quy lao động.

b.  Quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống
      cháy nổ; bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.

c.  Quy chế tiền lương, tiền thưởng; Hệ thống thang, bảng lương, quy chế nâng
      bậc lương.

d.  Quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động; Quy định về định mức lao động, định
      mức khoán.

e.  Các quy định về thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

3.  Tình hình thực hiện các chế độ, chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp    vụ, tay nghề, tiền lương, tiền thưởng, khấu trừ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo        hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho Người lao động.

4.  Thỏa ước lao động tập thể.

5. Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do Người lao   động đóng góp.

6.  Trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

7.  Công khai tài chính hàng năm của Công ty về các nội dung liên quan đến   Người        lao động.

      8.  Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty.

Điều 8. Nội dung Người lao động tham gia ý kiến

1.  Xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế, quy định tại Điều 7 của         chế này.

2.  Các giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

3.  Xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung Thỏa ước lao động tập thể.

4.  Nghị quyết Hội nghị Người lao động.

5.  Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

6.  Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của Người lao động theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Nội dung Người lao động quyết định

1.  Giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, sửa đổi, bổ sung, chấm      dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

2.  Thông qua nội dung thỏa ước lao động tập thể; các nội dung sửa đổi, bổ sung thỏa      ước lao động tập thể trước khi người đại diện Ban Chấp hành Công đoàn Công ty ký kết với Người sử dụng lao động Công ty.

3.  Thông qua Nghị quyết Hội nghị Người lao động.

4.  Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

 

Điều 10. Nội dung Người lao động kiểm tra, giám sát

1.  Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty.

2.  Thực hiện hợp đồng lao động và các chế độ, chính sách đối với Người lao động theo quy định của pháp luật.

3.  Thực hiện các nội quy, quy chế, quy định phải công khai của Công ty.

4.  Thực hiện Thỏa ước lao động tập thể; thực hiện Nghị quyết Hội nghị Người lao động, Nghị quyết Hội nghị tổ chức công đoàn cơ sở.

5.  Trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do Người lao động đóng góp; trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

6.  Tình hình thi đua, khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo; kết luận của thanh tra, kiểm toán và thực hiện các kiến nghị của        thanh tra, kiểm toán liên quan đến quyền và lợi ích của Người lao động.

7.  Thực hiện Điều lệ Công ty và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

8.  Thực hiện các nội dung của Quy chế này.

Chương III

HÌNH THỨC THỰC HIỆN DÂN CHỦ TẠI CÔNG TY

Điều 11. Thực hiện dân chủ thông qua hình thức đối thoại định kỳ tại Công ty

1.  Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc do Người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với     tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện 03 tháng một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung sau đây:

a.  Tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty.

b. Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế
    và cam kết, thỏa thuận khác tại Công ty.

c.  Điều kiện làm việc.

d. Yêu cầu của Người lao động đối với Người sử dụng lao động.

e.  Yêu cầu của Người sử dụng lao động với Người lao động.

f.  Nội dung khác mà hai bên quan tâm.

Khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày. Trường hợp thời gian tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời gian tổ chức Hội nghị Người lao động thì Công ty không phải tổ chức đối thoại định kỳ.

2.  Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

a.  Ban hành quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến
     của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phổ biến công khai đến từng
     Người lao động trong Công ty để thực hiện;

b. Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác bảo đảm cho đối thoại;

c.  Cử thành viên đại diện cho bên Người sử dụng lao động tham gia đối thoại;

d. Tổ chức đối thoại định kỳ tại Công ty.

3.  Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm:

a.  Tham gia ý kiến vào quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo yêu cầu
    của Người sử dụng lao động;

b. Tổ chức bầu các thành viên đại diện cho bên tập thể lao động tham gia đối
     thoại tại Hội nghị Người lao động;

c.  Phối hợp với Người sử dụng lao động tổ chức thực hiện đối thoại định kỳ tại
     Công ty.

Điều 12. Thực hiện dân chủ thông qua hình thức Hội nghị Người lao động

1.  Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng quy chế tổ chức Hội nghị Người       lao động, bố trí địa điểm, thời gian, các điều kiện vật chất cần thiết và tổ chức Hội   nghị Người lao động.

2.  Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có trách nhiệm phối hợp với Người sử dụng lao động tham gia xây dựng và thực hiện quy chế tổ chức Hội nghị Người lao động.

3.  Nội dung Hội nghị Người lao động:

a.  Hội nghị Người lao động thảo luận các nội dung sau:

•Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty và những
nội dung trực tiếp liên quan đến việc làm của Người lao động, lợi ích của
Công ty;

•Kết quả kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, các quy định, quy chế của Công ty;

•Tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

•Điều kiện làm việc và các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc;

•Kiến nghị, đề xuất của mỗi bên;

•Các nội dung khác mà hai bên quan tâm.

b.  Bầu thành viên đại diện cho tập thể lao động tham gia đối thoại định kỳ.

c.  Thông qua nghị quyết Hội nghị Người lao động.

Điều 13. Thực hiện dân chủ thông qua các hình thức khác

1.  Cung cấp và trao đổi thông tin tại các cuộc họp giao ban Công ty.

2.  Thông báo trực tiếp cho Người lao động hoặc qua hệ thống thông tin nội bộ, bằng   văn bản của Công ty hoặc niêm yết công khai trên website Công ty.

3.  Thông qua hộp thư góp ý.

Chương IV

       ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Tổ chức thực hiện

1. Người sử dụng lao động Công ty có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn Công ty và toàn thể Người lao động trong Công ty tổ chức thực hiện tốt Quy chế này.

2.  Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc phát sinh, các đơn vị           trong Công ty báo cáo, đề xuất gửi Phòng Tổ chức - Tài chính để kịp thời tổng           hợp, trình Giám đốc xem xét, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù  hợp.

Điều 15. Hiệu lực thi hành

1.  Quy chế này gồm 4 chương, 15 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký Quyết định ban hành.

2.  Quy chế này được phổ biến đến từng Người lao động và được niêm yết tại website Công ty: www.nada.com.vn.

        GIÁM ĐỐC CÔNG TY

"