Mail congtycophanbianada@gmail.com; baobinada.nd@gmail.com
Location Số 3 đường Thái Bình, phường Quang Trung, TP Nam Định, Tỉnh Nam Định

Công tác Đảng

Công tác Đảng

Công tác Đảng

30/09/24
"

Thông báo lịch tổ chức Đại hội Đảng  bộ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA NADA lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025

- Thời gian từ 7h ngày 12/5/2020

- Địa điểm tại hội trường tầng 3 Công ty: số 3 đường Thái Bình, phường Hạ Long, Thành phố Nam Định

- Yêu cầu các đảng viên có mặt đúng giờ, nhớ mang theo thẻ đảng viên

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ

CÔNG TY CỔ PHẦN BIA NADA

Lần thứ XVI (Nhiệm kỳ 2020 – 2025)

---

Thời gian: Từ 7 h thứ Ba, ngày 12/5/2020 Tại hội trường công ty

STT

NỘI DUNG

Thời gian

Thực hiện

 

A- PHIÊN TRÙ BỊ:

 

 

1

- Ổn định tổ chức, điểm danh các đảng viên được triệu tập

7h-7h10

đ/c Hưng

2

- Bầu Đoàn chủ tịch, Đoàn thư ký

- Mời đoàn chủ tịch, đoàn thư ký lên làm việc

7h10-7h15

đ/c Quảng

3

- Thông qua chương trình, nội quy Đại hội

- Phổ biến quy chế bầu cử   

7h15-7h35

đ/c Quảng

4

- Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia vào dự thảo Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Công ty lần thứ XVI, Đảng bộ Khối doanh nghiệp lần thứ V.

7h35-7h40

đ/c Mạnh

 

B- PHIÊN CHÍNH THỨC:

 

 

  1.  

Chào cờ (Quốc ca, Quốc tế ca).

7h40-7h43

đ/c Quảng

  1.  

 Mời đoàn chủ tịch, đoàn thư ký lên làm việc

7h43-7h50

đ/c Quảng

  1.  

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, khai mạc Đại hội.

7h50-7h55

đ/c Quảng

  1.  

Các đoàn thể, đại biểu tặng hoa chào mừng Đại hội.

7h55-8h

đ/c Quảng

  1.  

Báo cáo tình hình đảng viên dự đại hội.

8h-8h05

đ/c Hưng

  1.  

 Báo cáo chính trị Đại hội, Báo cáo kiểm điểm của BCH khóa XV nhiệm kỳ 2015-2020.

8h05-8h35

đ/c Mạnh

  1.  

Tham luận tại Đại hội.

8h35-8h45

đ/c Quảng

  1.  

Đại biểu cấp trên phát biểu ý kiến.

8h45-8h55

đ/c Quảng

  1.  

Tiếp thu ý kiến phát biểu của đại biểu cấp trên

8h55-9h

đ/c Mạnh

  1.  

Bầu BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2020- 2025 (trình bày đề án nhân sự, danh sách nhân sự, tự ứng cử, đề cử, biểu quyết danh dách bầu, đọc danh sách ban bầu cử, lấy biểu quyết)

9h-9h20

đ/c Quảng

-Ban KP

  1.  

Đại hội nghỉ giải lao

9h30-9h45

 

  1.  

Công bố kết quả bầu cử BCH Đảng bộ khóa mới, lấy biểu quyết, BCH đảng bộ khóa mới ra mắt và phát biểu

9h45h-10h

Ban KP

Đoàn CT

  1.  

Lấy phiếu giới thiệu chức danh Bí thư Đảng uỷ khoá mới

10h-10h10

đ/c Quảng

-Ban KP

  1.  

Bầu đoàn đại biểu dự đại hội đại biểu Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh lần thứ V.

10h10-10h15

đ/c Quảng

-Ban KP

  1.  

Tiếp tục phần tham luận

10h15-10h30

đ/c Quảng

  1.  

Công bố kết quả bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Khối Doanh nghiệp, biểu quyết thông qua

10h30-10h40

Ban KP

Đoàn CT

  1.  

Thông qua Nghị quyết đại hội Đảng bộ NK 2020- 2025

10h40-10h45

Thư ký

  1.  

Biểu quyết thông qua Nghị quyết đại hội;

10h45-10h50

đ/c Mạnh

  1.  

Diễn văn bế mạc Đại hội 

10h50-10h55

đ/c Mạnh

  1.  

 Chào cờ   (Quốc ca, Quốc tế ca).

10h55-11h

đ/c Quảng

                                                                                   BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI

 

 

 

LỊCH ĐẠI HỘI CHI BỘ NHIỆM KỲ 2015-2017

 

LỊCH ĐẠI HỘI CHI BỘ

Thực hiện hướng dẫn số 63-HD/BTCĐUK ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Đảng ủy khối Doanh nghiệp về Hướng dẫn Đại hội Chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020. Đảng ủy Công ty Cổ phần bia NaDa dự kiến lịch Đại hội các chi bộ như sau:

STT

Ngày

Thứ

Chi bộ

Ghi chú

1

21/1/2015

Thứ Tư

Hành chính

 

2

22/1/2015

Thứ Năm

Kinh doanh- Dịch vụ

 

3

23/1/2015

Thứ Sáu

Nghiệp vụ

 

4

24/1/2015

Thứ Bảy

Phân xưởng 1

 

5

26/1/2015

Thứ Hai

Nhà máy Đồ uống NaDa

Tại khu C

6

27/1/2015

Thứ Ba

Xí nghiệp Dịch vụ- Bao bì

Tại khu B

  • Địa điểm: Tại hội trường Công ty
  • Các chi bộ chuẩn bị nội dung theo hướng dẫn và thống nhất lịch với Văn phòng Đảng ủy công ty.

TM. ĐẢNG ỦY

 


ĐỀ CƯƠNG TRUYỀN ĐẠT

Nghị quyết về: "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam

 đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước".

(Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014)

----         

I- Sự cần thiết ban hành Nghị quyết Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Có 2 căn cứ sau:

1. Những thành tựu và hạn chế của văn hoá nước ta sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII)

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, cụ thể:

- Thứ 1: Nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên, vai trò của văn hóa ngày càng thể hiện rõ hơn trong đời sống xã hội, trong việc xây dựng con người, nhiều giá trị bền vững của văn hóa dân tộc được phát huy trong thời kỳ đổi mới. Văn hóa là một nội dung quan trọng trong hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp. Từ năm 1998 đến nay, có nhiều văn bản chỉ đạo lĩnh vực văn hóa được ban hành,

+ Trung ương đã có 6 nghị quyết, 14 chỉ thị, 9 kết luận, thông báo, quy định của Đảng; 12 luật, 3 pháp lệnh của Quốc hội; 95 nghị định, nghị quyết của Chính phủ; 113 chỉ thị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 169 thông tư, 292 chỉ thị, quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liên quan trực tiếp đến lĩnh vực văn hóa.

+ Ở tỉnh: Thông tri số 03/TT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội"; Quyết định số 252 của UBND tỉnh về "Quy ước nếp sống văn hóa" Nghị quyết 04 của HĐND tỉnh khóa 14 về "Xây dựng đời sống văn hóa"…

+ Ở khối: Nghị quyết số 03-NQ/ĐUK ngày 27/11/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ khối về “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 và những năm tiếp theo”

(Các cơ sở cần liên hệ thêm thực tế ở doanh nghiệp mình)

- Thứ 2: Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được hoàn thiện. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành.

+ Một số văn bản luật quan trọng như: Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Di sản văn hóa, … được Quốc hội thông qua. Hầu hết các cơ quan, đơn vị, địa bàn dân cư xây dựng quy ước, hương ước, quy định thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa tại cơ sở.

+ Xây dựng nhiều công trình văn hóa theo hướng xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân Hệ thống nhà văn hóa, bưu điện xã… Đã xây dựng một số công trình văn hóa có quy mô lớn ở Trung ương và địa phương như: Sân vận động Mỹ Đình, Bảo tàng Hồ Chí Minh…Tỷ lệ chi cho văn hóa ở Trung ương cơ bản đảm bảo được tỷ lệ 1,8% tổng chi ngân sách.

- Thứ 3: Sản phẩm văn hoá, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng; hệ thống thông tin đại chúng có bước phát triển mạnh mẽ; Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực; phát huy được truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng

+ Đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và cuộc vận động xây dựng "Gia đình văn hóa" …

+ Đến ngày 01-01-2013, 100% đơn vị cấp tỉnh, 78, 2% đơn vị cấp huyện, 44, 8% đơn vị cấp xã, 46% làng, bản, tổ dân phố trong cả nước xây dựng được thiết chế nhà văn hóa.

+ Ở tỉnh: có 47 thiết chế bảo tàng, nhà truyền thống; 179 nhà văn hóa cấp xã; 1.774 làng (thôn, xóm) có nhà văn hóa đã được đưa vào hoạt động. Năm 2012 toàn tỉnh đã có 395 nghìn gia đình (= 72,7%) đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 1.917 làng (= 52%) đạt danh hiệu làng văn hóa.

- Thứ 3: Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân được bảo vệ và bảo đảm trên thực tế.

+ Đến 12-2013 số di tích được xếp hạng gồm: 48 di tích cấp quốc gia đặc biệt, trên 3000 di tích cấp quốc gia, gần 7.500 di tích cấp tỉnh;

+ Đến năm 2014 có 05 di sản văn hóa được UNESCO vinh danh là di sản thế giới.

+ Nam Định có trên 4.000 di tích, trong đó khu di tích Đền Trần và Chùa Phổ Minh là di tích quốc gia đặc biệt, 78 di tích cấp quốc gia và 220 di tích cấp tỉnh được trải đều khắp trên địa bàn tỉnh với nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ hội Phủ Dầy”, Lễ Khai ấn đền Trần, Chợ Viềng Xuân…

- Thứ 4: Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước trưởng thành. Cả nước có 33 trường Đại học, 47 trường Cao đẳng, 27 trường Trung cấp có đào tạo nhân lực hoạt động văn hóa.

- Thứ 5: Giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa có nhiều khởi sắc, góp phần giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam, đồng thời tiếp thu văn hóa nhân loại.

Bên cạnh những thành tựu kể trên, tình hình văn hoá nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế

- Thứ 1, so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; quản lý về văn hóa còn nhiều yếu kém; thiếu sự gắn bó chặt chẽ giữa văn hóa với kinh tế, chính trị; giữa các lĩnh vực của văn hóa.

- Thứ 2, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng; tệ nạn xã hội ngày càng diễn biến phức tạp.

- Thứ 3, đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu, không đồng đều. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" nhiều nơi còn mang tính hình thức.

- Thứ 4, còn ít những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có một số tác phẩm chạy theo thị hiếu tầm thường, chất lượng thấp, thậm chí có hại cho xã hội. Hệ thống thông tin đại chúng phát triển thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực; tình trạng "thương mại hóa" báo chí, xuất bản chưa bị đẩy lùi, thậm chí còn lan rộng;

- Thứ 5, chính sách văn hóa đối với tôn giáo chưa theo kịp tình hình phát triển tôn giáo. Xuất hiện  một số đạo lạ hoạt động trái phép; một số người lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của Nhà nước tổ chức các hoạt động kinh doanh văn hóa và truyền bá mê tín dị đoan tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo,

- Thứ 6, cơ chế, chính sách về kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, về huy động, quản lý các nguồn lực cho văn hóa chưa cụ thể, rõ ràng. Việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng về văn hóa còn chậm, thiếu đồng bộ. Đầu tư cho văn hóa còn thấp.

- Thứ 7, hệ thống thiết chế văn hóa còn thiếu và yếu, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý về văn hóa và đội ngũ cán bộ văn hóa nhất là cán bộ ở cấp cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Những hạn chế, yếu kém trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau

- Nguyên nhân khách quan:

+ Mặt trái của cơ chế thị trường

+ Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông… cùng với quá trình giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới đã tạo ra những thách thức, khó khăn lớn cho công tác lãnh đạo, quản lý và hoạt động văn hóa.

+ Sự đầu tư của Nhà nước và xã hội cho sự nghiệp văn hóa chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân.

+ Các thế lực thù địch thực hiện chiến lược "Diễn biến hòa bình" trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, chống phá ta ngày càng quyết liệt.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Do nhiều cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đầy đủ lĩnh vực văn hóa; lãnh đạo, chỉ đạo chưa thật quyết liệt.

+ Việc cụ thể hóa, thể chế hóa Nghị quyết của Đảng còn chậm, thiếu đồng bộ

+ Công tác quản lý nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới, có lúc, có nơi bị xem nhẹ, thậm chí buông lỏng; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm.

+ Chưa quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp. (liên hệ thêm tình hình thực tế doanh nghiệp)

2. Tình hình thế giới và trong nước xuất hiện những vấn đề mới

- Quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã giúp các dân tộc hiểu nhau hơn, các nền văn hoá đã có sự giao thoa, trở nên phong phú và giàu có hơn. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, kinh tế thị trường, sản phẩm văn hóa độc hại tác động tiêu cực đến văn hóa, gây biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống. Các quốc gia trên thế giới chú trọng đến văn hóa với tư cách là “sức mạnh mềm” để xâm nhập và điều khiển các nước khác. Do quá trình hội nhập và toàn cầu hoá, Việt Nam đã và đang đứng trước 2 xu thế: thời cơ để phát triển văn hoá và nguy cơ huỷ hoại văn hoá.

- Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) được ban hành khi nước ta mới bước vào kinh tế thị trường giai đoạn đầu, chưa thấy được mặt trái của cơ chế thị trường, có nhiều vấn đề phát sinh về sau này mà Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) chưa đề cập tới. Hiện nay, nước ta đang hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa và sự bùng nổ các phương tiện truyền thông, nhất là mạng Internet đã tác động to lớn, sâu sắc đến nhiều lĩnh vực, do đó đòi hỏi phải có những quan điểm chỉ đạo và chủ trương, giải pháp mới về xây dựng nền văn hóa, xây dựng con người. Yêu cầu phát triển đất nước bền vững trong những năm tới đặt ra những vấn đề mới về văn hóa, nhất là phải có nhận thức mới về vai trò của văn hóa trong phát triển.

=> Tóm lại, xuất phát từ tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi và trên cơ sở đánh giá những ưu điểm và hạn chế sau 15 năm  thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa, Trung ương đã nhất trí cao việc ban hành Nghị quyết mới về văn hóa.

II. Những nội dung cơ bản, những điểm mới của Nghị quyết

1. Tên gọi của Nghị quyết: “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người  Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Tên gọi kế thừa được nội hàm của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), vừa nêu được vấn đề mới mà Trung ương đặc biệt quan tâm - nhân tố con người và sự phát triển bền vững đất nước. Chính vì vậy Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) lần này nhấn mạnh vấn đề trọng tâm, cốt lõi của xây dựng văn hóa là xây dựng con người. Thêm từ “Con người” vào tên Nghị quyết là để nhấn mạnh, khẳng định điều này.

2. Mục tiêu

- Mục tiêu chung

Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Mục tiêu cụ thể

- Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách.

- Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam.

- Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.

- Một số chỉ tiêu văn hóa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: 100% số tỉnh, thành phố có đủ các thiết chế văn hóa; 90-100% số quận, huyện, thị xã có nhà văn hóa và thư viện…

3- Quan điểm: (những điểm mới và so sánh với Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII)

Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) cũng đưa ra 5 quan điểm như Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) nhưng toàn diện hơn, sâu sắc hơn so với Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII). Cụ thể:

Quan điểm 1: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Quan điểm 2: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

Quan điểm 3: Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

Đây là quan điểm hoàn toàn mới, trước đây con người, được đặt ở vị trí khiêm tốn là một nhiệm vụ còn hiện nay con người được đặt thành mục tiêu, được đặt thành quan điểm trung tâm. Điểm đáng quan tâm ở quan điểm này là mối quan hệ biện chứng giữa con người và văn hóa, định hướng con người Việt Nam ở thời kỳ mới. Trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), đưa ra quan điểm về con người có 5 phẩm chất bao quát và dài, khó nhớ còn trong Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) khái quát lại thành 7 phẩm chất chính: "yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo".

Quan điểm 4: Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.

Đây là quan điểm mới so với Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) nói sự tương quan mật thiết giữa việc xây dựng phát triển văn hóa với các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội, nói lên sự cần thiết phải xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa để nuôi dưỡng con người, phát triển con người, nhấn mạnh mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế.

Quan điểm 5: Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

4- Nhiệm vụ  và giải pháp (những điểm mới và so sánh với Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII)

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đưa ra 10 nhiệm vụ. Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) đưa ra 6 nhiệm vụ (gọn hơn và mới hơn):

1- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện

2- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

3- Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế

4- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa

5- Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa

6- Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Rút ngắn nhiệm vụ đi là vì từ Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đến nay Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành khoảng 30 văn bản Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị… chỉ đạo liên quan đến vấn đề dân tộc; tôn giáo; văn học nghệ thuật; báo chí, xuất bản… và các lĩnh vực thuộc văn hóa. Do đó lần này Nghị quyết tích hợp lại, nhấn mạnh đến 1 số nhiệm vụ và không nói đến các lĩnh vực đã có sự chỉ đạo.

Về giải pháp, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) nêu lên 4 nhóm giải pháp. Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) lần này cũng đưa ra 4 nhóm giải pháp nhưng cụ thể hơn:

1- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa

2- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa

3- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa. Đây là nhóm giải pháp mới. Do một số nơi chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, thực hành văn hóa… nên đội ngũ làm văn hóa yếu về chất lượng, mỏng về số lượng, thậm chi đang có những bước thụt lùi so với các giai đoạn trước.

4- Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa.

=> Trong 6 nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp của Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) nổi bật lên 3 vấn đề sau:

1- Xây dựng con người là 1 điểm nhấn nổi bật trong Nghị quyết lần này; 2- Xây dựng văn hóa trong chính trị.; 3- Xây dựng văn hóa trong kinh tế.

1- Phát triển con người toàn diện: Lần này Nghị quyết có bước tiến mới về nhận thức, đặt con người là trung tâm của chiến lược phát triển, là nhiệm vụ cốt lõi của văn hóa, phát triển toàn diện con người để con người có thể từng bước làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân. Đây chính là mục đích cao nhất của CNXH, xây dựng CNXH chính là xây dựng và phát triển con người; làm cho con người làm chủ được thiên nhiên, hiểu được quy luật của tự nhiên để thích ứng với thiên nhiên; làm chủ được xã hội là nắm được quy luật phát triển của xã hội và phát huy vai trò làm chủ của mình và làm chủ chính bản thân mình, điều tiết hoàn thiện mình để trở thành người chân thiện mỹ, khắc phục được những bản năng của con người tự nhiên (đây cũng là một mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp: Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp).

Về định hướng phát triển con người toàn diện: Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) nêu rất toàn diện, con người phát triển về đức, trí, thể, mỹ, cụ thể:

- Về đức: Nghị quyết nhấn mạnh phải xây dựng con người Việt Nam có đạo đức, nhân cách và lối sống đẹp, trong đó nhấn mạnh đến những điểm chính: yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, trách nhiệm với bản thân, gia đình và Tổ quốc sống theo phương châm "mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người", phát huy tính tích cực cá nhân với tính tích cực xã hội, tôn trọng yêu thương con người, thân thiện với môi trường, tôn trọng phát luật và các quy định của cộng đồng, tự chủ và tự trọng ( trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)

- Về trí: Nghị quyết nhấn mạnh phải bồi dưỡng tri thức văn hóa, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp và năng lực sáng tạo.

- Về thể: Xây dựng con người Việt Nam về thể lực, tầm vóc chăm lo sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.

- Về mỹ: Giáo dục năng lực và trình độ cảm thụ thẩm mỹ, bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm con người.

 Con người có 7 đặc tính cơ bản: "yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo".

Đây là cơ sở để chúng ta hướng tới hình thành 1 hệ giá trị của con người Việt Nam trong thời kỳ mới và để đưa vào từng tầng lớp nhân dân hình thành một hệ giá trị tương thích với chức năng, công việc, đặc thù của từng tầng lớp để phấn đấu rèn luyện.

Định hướng các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng con người, Nghị quyết nêu 5 giải pháp:

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để nuôi dưỡng, giáo dục, rèn luyện con người. Điều này không mới về mặt nhận thức nhưng mới về các công việc cần phải làm, tức là cần phải xây dựng môi trường trong sạch như gia đình, nhà trường, cơ quan và xã hội… 

- Muốn xây dựng con người phải bảo đảm bằng pháp luật, cơ chế, chính sách, quyền con người, quyền công dân cốt lõi là quyền làm chủ, quyền dân chủ từ cơ sở. Muốn xây dựng con người trước hết phải tôn trọng con người.

- Phải xây dựng và thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách, các giải pháp nhằm bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và từng bước đảm bảo công bằng về cơ hội học tập, bình đẳng trong cơ hội thăng tiến, công bằng trong cơ hội cống hiến, bình đẳng trong cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, điện, nước…(liên hệ cụ thể đối với doanh nghiệp)

- Hướng mọi hoạt động văn hóa vào mục tiêu xây dựng con người. Văn học nghệ thuật để bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người; thông tin tuyên truyền cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để định hướng cho tư tưởng, hành động cho con người.

- Trong xây dựng con người phải kết hợp đồng thời giữa xây và chống; chống lại cái ác, cái xấu, cái thấp hèn

2- Xây dựng văn hóa trong chính trị: Văn hóa trong chính trị là sự kết tinh những giá trị trong nhận thức và hành xử chính trị, trong văn hóa chính trị quan trọng nhất là văn hóa lãnh đạo, quản lý gắn với quản lý trong đảng, trong cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội…Nghị quyết nêu rõ xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh phải được thực hiện trước hết trong các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, MTTQ và các đoàn thể, phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành những tấm gương văn hóa. (đối với doanh nghiệp, cấp ủy, cán bộ đoàn thể, lãnh đạo doanh nghiệp, đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong xây dựng văn hóa)

 3- Xây dựng văn hóa trong kinh tế, phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng và hoàn thiện thị trường sản phẩm văn hóa.

Xây dựng văn hóa trong kinh tế là quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh doanh, doanh nghiệp, doanh nhân cần phải tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, sự gắn kết lợi ích của doanh nghiệp và doanh nhân với lợi ích chung của đất nước.

Công nghiệp văn hóa là sự kết hợp giữa nét đặc sắc của dân tộc với thị trường và công nghệ cao.

Nền văn hóa của đất nước ta đặc sắc (54 dân tộc) cần phải đầu tư công nghệ cao và hoàn thiện thị trường văn hóa để hoàn thiện một ngành công nghiệp văn hóa; một mặt để phục vụ nhân dân ta, mặt khác để quảng bá ra bên ngoài để nhân dân các nước biết đến nền văn hóa đặc sắc của nước ta.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Đảng ủy khối Doanh Nghiệp tỉnh Nam Định)

 

Hội nghị sơ kết 3 năm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Sáng ngày 16-5-2014, tại trụ sở chính Công ty Cổ phần bia NaDa đã tiến hành Hội nghị sơ kết 3 năm Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Về dự hội nghị có đồng chí Hà Duy Vinh- phó Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp. Các đồng chí trong Ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể các đồng chí đảng viên.

 Hội nghị đã nghe đồng chí Vũ Minh Mạnh- Bí thư Đảng ủy- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty Báo cáo sơ kết 3 năm (2011-2013) thực hiện chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị biểu dương điển hình tiên tiến "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Báo cáo đã nhấn mạnh vai trò gương mẫu của từng đảng viên, vai trò nêu gương của người đứng đầu các bộ phận. Nêu cao ý thức trách nhiệm, nói đi đôi với làm. Báo cáo đã chỉ rõ những hành động cụ thể áp dụng vào doanh nghiệp : thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quy định về những điều đảng viên không được làm, không ngừng học hỏi, nâng cao phẩm chất đạo đức của người đảng viên, bài học về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư...phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm tiết kiệm nguyên nhiên liệu, vật tư, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường...Đồng thời chỉ ra các điển hình tập thể và cá nhân tiên tiến trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

 Hội nghị đã nghe một số ý kiến tham luận thể hiện sự quyết tâm cao trong việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở mọi nơi, mọi lúc và luôn có sự gắn kết với từng việc làm cụ thể, với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghệp nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay

 Hội nghị đã nghe ý kiến phát biểu của đồng chí Hà Duy Vinh- phó Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị. Hội nghị đã nghe đồng chí điểm qua tình hình biên giới biển đảo, cách thể hiện lòng yêu nước và cách ứng xử phù hợp với đường lối lãnh đạo của Đảng, tránh bị kích động nghe theo phần tử xấu đập phá, trộm cắp tài sản của Doanh nghiệp Trung Quốc. Sau đợt sơ kết này, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phát huy ở mức độ cao hơn nữa, học tập thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi. Có kế hoạch học tập cụ thể phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.

 

Hội nghị đã nghe đồng chí Vũ Minh Mạnh phát biểu bế mạc hội nghị trong đó một lần nữa khẳng định cách thể hiện lòng yêu nước của cán bộ đảng viên của Công ty đối với chủ quyền biên giới biển đảo ở biển Đông, giữ vững an ninh trật tự cho doanh nghiệp, báo cáo tóm tắt kết quả sản xuất kinh doanh 2013 và phương hướng nhiệm vụ 2014.

 


 

ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH

ĐẢNG UỶ KHỐI DOANH NGHIỆP

*

Số 210 - CV/ĐUK

V/v triển khai thi hành Hiến pháp

 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

      ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

          Nam Định, ngày 14 tháng 3 năm 2014

 

 

 

 

Kính gửi :   Các Đảng ủy, chi ủy cơ sở

Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp lần thứ 6 Quốc hội khóa XIII, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Để việc triển khai thi hành Hiến pháp có hiệu quả, Ban Thường vụ Đảng ủy khối yêu cầu cá"